Bầu trời tháng 7/2009
Hướng dẫn quan sát các chòm sao, các hành tinh, các sự kiện đáng chú ý của bầu trời đêm.
Dải ngân hà trải dài trên bầu trời đêm mùa hè với những chuỗi hạt trang sức sáng chói. Scorpius là một chòm sao nổi bật, rất dễ nhận thấy, là một trong số ít các chòm sao có hình dáng giống như tên gọi của nó. Con bò cạp này rất dễ dàng được nhận ra trên bầu trời, cái đầu, cái đuôi cong lên, và chiếc vòi có nọc độc đều rất nổi bật. Ngay tại trái tim của con bò cạp là một ngôi sao có màu hơi đỏ. Màu sắc của nó gần tương tự như sao Hỏa, còn được biết đến trong thần thoại Hi Lạp là thần Ares. Những nhà thiên văn học người Hi lạp cổ trong khi thưởng ngoạn và ngẫm nghĩ về hai vật thể đỏ thẫm này, đã đặt tên ngôi sao là Antares, có nghĩa là "kẻ địch của Ares".
Những vật thể
Hòn đá chìa khóa ( Keystone) trong chòm Hercules là chiếc "chìa khóa" đề xác định một cụm sao hình cầu sáng chói nhất trên bầu trời đêm mùa hè. Chụm sao Hercules tuyệt vời này còn được gọi là M13, chứa đựng khoảng một triệu ngôi sao.
Cụm sao hình cầu là những bộ sưu tập của hàng trăm ngàn các ngôi sao liên kết với nhau bởi trọng lực và được nén chặt vào nhau. Một cụm sao mở nổi bật khác, M4, nằm ngay bên phải ngôi Antares trong chòm Scorpius. Dải Ngân hà chứa đựng khoảng 150 cụm sao cổ như vậy, những cụm sao này đều được tạo ra trước khi thiên hà của chúng ta bắt đầu hình thành hình dạng xoắn ốc của nó.
Những hành tinh tháng 7
Trong khi sao Thổ rơi dần về chân trời Tây, thì sao Mộc mọc lên ở đằng Đông. Những vành đai của sao Thổ đang gần lại với nhau, khoảng trống gần như biến mất khi hành tinh nghiêng đến góc nhìn giáp cạnh.
Sao Mộc mọc sớm hơn vào mỗi đêm trong suốt tháng 7, càng ngày càng lớn hơn một chút khi quỹ đạo của nó gần Trái đất hơn. Sao Hỏa và sao Kim quay trở lại vào sáng sớm báo hiệu bình minh.
Sự kiện tháng 7
Trong tháng bảy này diễn ra lần nhật thực toàn phần dài nhất của thế kỷ 21. Vào ngày 22/7, bóng của Mặt trăng sẽ trải dài qua Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Bình Dương với độ bao phủ toàn phần. Một vài người quan sát ở Hawaii và Australia còn có thể nhìn thấy một mảnh nhỏ khuyết đi của Mặt Trời.
Năm 2009 còn là năm Thiên Văn Quốc Tế.
Hãy khám phá bầu trời đêm từ ngay sân sau nhà bạn.
Bích Vân - PAC (theo http://hubblesite.org)
Bầu trời tháng 7/2009
Reviewed by Unknown
on
Thứ Tư, tháng 7 01, 2009
Rating:
Không có nhận xét nào