Bầu trời tháng 2/2011

Hướng dẫn quan sát các chòm sao, các vật thể, các hành tinh và các sự kiện thiên văn học trong tháng.



Các hành tinh

Sau khi mặt trời lặn vào những ngày tháng Hai lạnh giá, hãy hướng mắt nhìn về "ngôi sao" sáng rực rỡ trên đường chân trời phía Tây.

Đó không phải là một ngôi sao như người ta vẫn gọi, mà là Sao Mộc, vua của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

Các chòm sao và các vật thể xa

Bầu trời đêm mùa đông, được tô điểm với rất nhiều những ngôi sao sáng, đem lại cho chúng ta những buổi quan sát thú vị.

Orion, chàng thợ săn vĩ đại của thần thoại Hy Lạp, thống trị bầu trời mùa đông. Đây là một trong những chòm sao dễ nhận biết nhất. Nó chứa đầy đủ các thành phần từ những sao trẻ, những ngôi sao đang chết, và nhiều tinh vân.

Betelgeuse, một "vai" của Orion, là một ngôi sao khổng lồ đỏ lớn gấp lần Mặt Trời. Nó tỏa sáng với độ sáng của hàng chục ngàn Mặt Trời.

Betelgeuse đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời, với nhiên liệu Hydro trong lõi đã cạn kiệt. Lõi của nó đã teo lại và rất nóng, trong khi lớp vỏ khí bên ngoài đã phình to ra.

Rigel, một "đầu gối" của Orion, là một hệ gồm ba ngôi sao, trong đó hai ngôi sao nhỏ quay quanh một ngôi sao siêu khổng lồ màu xanh. Ngôi sao siêu khổng lồ màu xanh này có tuổi thọ ngắn, nó nóng hơn rất nhiều so với Mặt trời và đốt cháy nhiên liệu một cách nhanh chóng.

"Thắt lưng" của Orion rất dễ nhận ra. Nó được tạo thành từ ba ngôi sao thẳng hàng, Alnitak, Alnilam, và Mintaka. 

Canis Major (Chòm Chó Lớn), là người bạn đồng hành trung thành theo ngay sau bước chân của Orion. Canis Major chứa ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm: Sirius (Sao Thiên Lang). Sirius thực chất là một hệ sao đôi, với một ngôi sao sáng và ngôi sao còn lại nhỏ và mờ hơn nhiều. Sirius cách chúng ta chỉ 8.6 năm ánh sáng.

Sử dụng ống nhòm để quan sát ngay bên dưới Sirius sẽ nhìn thấy một cụm sao đáng yêu có tên M41. Cụm sao này chứa khoảng 100 ngôi sao, bao gồm cả một số ngôi sao khổng lồ đỏ.

Các ngôi sao trong M41 bị ràng buộc với nhau bởi lực hấp dẫn, và hầu hết chúng đều có cùng độ tuổi.

Từ phía bên trái "thắt lưng Orion", nhìn xuống bên dưới là tinh vân Great Orion. Đây là đám mây khí sáng nhất trên bầu trời đêm. Một chiếc kính thiên văn nhỏ có thể cho thấy rõ các chi tiết và sự vĩ đại của tinh vân này. Bên trong tinh vân này là một hình thang Trapezium, một nhóm các ngôi sao trẻ và nóng sáng, chúng là nguyên do khiến cho khí xung quanh phát sáng.

Đám mây hỗn loạn của bụi và khí này, thực tế, là một vườn ươm sao. Từ các hoạt động hỗn loạn đó, các ngôi sao mới được ra đời.

Các hành tinh buổi sáng

Sao Thổ mọc ở hướng đông trước nửa đêm, lên cao trên bầu trời mùa đông lúc rạng sáng. Sao Kim mọc trước Mặt Trời ở phía đông nam để báo hiệu cho bình minh mùa đông.

Bầu trời đêm luôn đem lại những cảm xúc thiên văn thú vị. Hãy khám phá nó ngay từ sân sau nhà bạn.

Phan Thanh Hiền
Dịch từ Hubblesite
Bầu trời tháng 2/2011 Bầu trời tháng 2/2011 Reviewed by Unknown on Thứ Ba, tháng 2 01, 2011 Rating: 5

Không có nhận xét nào

Đăng ký thành viên