Quan sát Venus Transit ngày 06/06/2012

Ngày 6/6/2012 (giờ Việt Nam), giới thiên văn học sẽ có cơ hội ngắm hiện tượng thiên văn xảy ra “lần cuối trong đời người”, đó là sao Kim đi ngang Mặt trời hay còn gọi là “sự đi qua của sao Kim (Venus Transit)” bởi lần kế tiếp xảy ra hiện tượng này là vào ngày 11/12/2117.

Tranh vẽ mô phỏng hiện tượng Venus Transit.
Image Credit & Copyright: David Cortner

Để giúp các bạn yêu thiên văn Đà Nẵng có cơ hội gặp gỡ và cùng chiêm ngưỡng hiện tượng đáng chú ý này, CLB Thiên văn Bách khoa PAC tổ chức quan sát Venus Transit.

Các bạn thành viên PAC sẽ có mặt lúc 7h sáng tại tiền sảnh khu F trường Bách Khoa và chuẩn bị một số kính lọc giúp các bạn quan sát hiện tượng này mà không hại mắt.

Sao Kim là hành tinh vòng trong của Mặt Trời, có tốc độ quay xung quanh Mặt Trời lớn hơn Trái Đất (sao Kim quay một vòng xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo này mất khoảng 225 ngày). 

Khi bắt kịp Trái Đất và bắt đầu vượt qua Trái Đất thì sao Kim xuất hiện như một chấm nhỏ nổi bật trên đĩa bề mặt của Mặt Trời. Hiện tượng này chỉ xảy ra trong vòng 6 tiếng 40 phút.

Để chương trình quan sát diễn ra được thuận lợi và an toàn, BCN CLB Thiên văn Bách khoa có một số khuyến cáo như sau:

+ BCN PAC khuyến cáo các bạn nên tự sắm cho mình một chiếc kính thợ hàn số 14 trở lên, hoặc ghép các kính thợ hàn lại với nhau để quan sát Mặt Trời. Những chiếc kính thợ hàn này các bạn có thể tìm thấy ở các cửa hàng trên đường Nguyễn Trãi và khu vực lân cận với giá tầm 10k/1 chiếc.

+ Một chiếc kính râm có bảo vệ tia cực tím UV400 cũng có thể sử dụng để quan sát Mặt Trời, tuy nhiên các bạn lưu ý với những chiếc kính không đủ độ "đen" thì khi quan sát sẽ bị chói mắt.

+ Nếu bạn có ống nhòm, bạn có thể dùng một tấm giấy màu trắng để "hứng" ảnh của Mặt Trời ở đằng sau thị kính.

+ Hoặc bạn cũng có thể tự chế các dụng cụ khác để quan sát gián tiếp hiện tượng này

+ Các bạn nên chuẩn bị máy ảnh, camera để ghi lại những khoảnh khắc hiếm có này với người thân, bạn bè, gia đình. 

- Tuyệt đối không dùng phim chụp X-quang hoặc ruột đĩa mềm, vì các loại này chỉ cản sáng chứ không cản được bức xạ có hại đối với mắt.

- Tuyệt đối không nhìn thẳng vào Mặt Trời. Bức xạ từ Mặt Trời có thể làm hỏng mắt của bạn.

- Trẻ em dưới 14 tuổi khi tham gia quan sát nhật thực nên có người lớn đi kèm theo.
Mọi thắc mắc về chương trình các bạn có thể reply trực tiếp tại đây, hoặc email về địa chỉ: admin@thienvanbachkhoa.org.

Chúc các bạn có một buổi quan sát thú vị, vui vẻ và an toàn!
BCN CLB Thiên văn Bách khoa.
Quan sát Venus Transit ngày 06/06/2012 Quan sát Venus Transit ngày 06/06/2012 Reviewed by Unknown on Thứ Sáu, tháng 6 01, 2012 Rating: 5

Không có nhận xét nào

Đăng ký thành viên