Lịch thiên văn 2014

Lịch thiên văn này chứa thông tin về các sự kiện thiên văn sẽ diễn ra trong năm 2014, bao gồm các pha của Mặt Trăng, các trận mưa sao băng, nhật thực, nguyệt thực, các hành tinh ở vị trí xung đối, sự giao hội của các hành tinh, và các sự kiện thú vị khác.



Hầu hết các sự kiện thiên văn học trong lịch này đều có thể quan sát bằng mắt thường, mặc dù một số có thể cần sự hỗ trợ của một cặp ống nhòm hoặc kính thiên văn. Nhiều sự kiện và thời gian trong lịch này được lấy số liệu từ Đài quan sát Hải quân Mỹ, Trung tâm bay vũ trụ NASA/Goddard, và The Old Farmer's Almanac. Các sự kiện trong lịch này được sắp xếp theo ngày và được xác định bởi các biểu tượng thiên văn học như hình dưới đây. Thời gian được ghi chép trong lịch theo hệ thống Coordinated Universal Time (UTC). Giờ địa phương tại Việt Nam được chuyển đổi bằng cách cộng thêm 7 giờ.

Lịch thiên văn học được dịch từ bản gốc tiếng anh tại Seasky.org


Ngày 01 tháng 01 - Trăng non.

Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra vào lúc 11:14 UTC. Đây là thời gian tốt nhất của tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà và các cụm sao do không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt Trăng.





Ngày 02, 03 tháng 01 - Mưa sao băng Quadrantids.


Quadrantids là một trận mưa sao băng trên trung bình, với khoảng 40 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Trận mưa sao băng này được cho là xuất phát từ tàn dư bụi để lại của một sao chổi đã tuyệt diệt tên là 2003 EH1, được phát hiện năm 2003. Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 01 - 05 tháng 01. Cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 02 rạng sáng ngày 03 tháng 01. Mặt Trăng lưỡi liềm mỏng sẽ lặn sớm trong buổi tối để lại bầu trời tối hứa hẹn mang lại một màn trình diễn sao băng tuyệt vời. Quan sát tốt nhất tại khu vực tối và thoáng đãng sau nửa đêm. Sao băng sẽ xuất hiện từ phía chòm sao Bootes (Mục Phu), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.


Ngày 05 tháng 01 - Sao Mộc ở vị trí xung đối.

Hành tinh khổng lồ này sẽ tiến đến vị trí gần Trái Đất nhất và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng từ Mặt Trời. Đây là thời gian tốt nhất để quan sát và chụp ảnh Sao Mộc và các vệ tinh của nó. Một chiếc kính thiên văn kích thước trung bình sẽ cho phép bạn nhìn thấy chi tiết về các dải mây của Sao Mộc. Một cặp ống nhòm tốt sẽ cho phép bạn nhìn thấy Sao Mộc và 4 vệ tinh lớn nhất của nó như là các chấm sáng xung quanh hành tinh này.



Ngày 16 tháng 01 - Trăng tròn.


Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra lúc 04:52 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi "Full Woft Moon", bởi vì đây là thời gian của năm khi mà những con sói đói tru lên bên ngoài trại của họ. Tuần trăng này cũng còn được gọi là "Old Moon" hay "The Moon After Yule".




Ngày 30 tháng 01 - Trăng non.

Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra vào lúc 21:38 UTC. Đây là thời gian tốt nhất của tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà và các cụm sao do không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt Trăng.






Ngày 14 tháng 02: Trăng tròn.

Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra lúc 23:53 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi "Full Snow Moon", bởi vì tuyết dày nhất thường rơi vào suốt thời gian này của năm. Vì việc săn bắn trở nên khó khăn, tuần trăng này cũng còn được gọi là "Full Hunger Moon".





Ngày 01 tháng 03 - Trăng non.



Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra vào lúc 08:00 UTC. Đây là thời gian tốt nhất của tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà và các cụm sao do không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt Trăng.






Ngày 16 tháng 03 - Trăng tròn.

Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra lúc 17:08 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi "Full Worm Moon", bởi vì đây là thời gian của năm khi mặt đất trở nên mềm hơn và giun đất sẽ làm việc trở lại. Tuần trăng này cũng còn được gọi là "Full Crow Moon", the "Full Crust Moon", và "The Full Sap Moon".



Ngày 20 tháng 03 - Xuân phân.



Xuân phân sẽ diễn ra lúc 16:57 UTC. Mặt Trời sẽ chiếu thẳng trên đường xích đạo và thời gian ngày và đêm sẽ gần như bằng nhau tại mọi nơi trên thế giới. Đây cũng là ngày đầu tiên của Mùa Xuân tại bán cầu Bắc và là ngày đầu tiên của mùa thu tại bán cầu Nam.





Ngày 30 tháng 03 - Trăng non.


Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra vào lúc 18:45 UTC. Đây là thời gian tốt nhất của tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà và các cụm sao do không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt Trăng.






Ngày 08 tháng 04 - Sao Hỏa ở vị trí xung đối.

Hành tinh Đỏ sẽ tiến đến vị trí gần Trái Đất nhất và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng từ Mặt Trời. Đây là thời gian tốt nhất để quan sát và chụp ảnh Sao Hỏa. Một chiếc kính thiên văn kích thước trung bình sẽ cho phép bạn nhìn thấy các chi tiết tối trên bề mặt hành tinh màu cam này. Bạn có thể nhìn thấy một hoặc cả hai vùng băng màu trắng sáng ở hai cực Sao Hỏa.




Ngày 15 tháng 04 - Trăng tròn.


Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra lúc 07:42 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi "Full Pink Moon", bởi vì nó đánh dấu sự xuất hiện của màu hồng rêu, hoa giáp trúc đào, là một trong những loài hoa nở đầu tiên vào Mùa Xuân. Tuần trăng này cũng còn được gọi là "Sprouting Grass Moon", và "The Growing Moon".



Ngày 15 tháng 04 - Nguyệt thực toàn phần.

Một Nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra khi Mặt Trăng hoàn toàn đi ngang qua vùng bóng tối của Trái Đất. Trong suốt quá trình Nguyệt thực này, Mặt Trăng sẽ dần dần bị tối đi và sau đó chuyển sang màu đỏ máu. Nguyệt thực sẽ quan sát được tại hầu hết Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và Úc. (Bản đồ và thông tin từ NASA)






Ngày 22, 23 tháng 04 - Mưa sao băng Lyrids.

Lyrids là một trận mưa sao băng trung bình, với tần suất khoảng 20 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Các sao băng hình thành từ các hạt bụi để lại bởi sao chổi C/1861 G1 Thatcher, được phát hiệ năm 1861. các sao băng Lyrids thường xuất hiện hằng năm từ 16 - 25 tháng 04. Cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm 22, rạng sáng 23 tháng 04. Các sao băng Lyrids đôi khi có những ngôi rất sáng với vệt đuôi dài xuất hiện trong vài giây. Trăng già bán nguyệt sẽ là một cản trở đối với mưa sao băng Lyrids năm nay khi ngăn không cho chúng ta nhìn thấy các sao băng mờ. Thời gian quan sát tốt nhất là tại khu vực tối, thoáng đãng và sau nửa đêm. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Lyra (Thiên Cầm), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.



Ngày 29 tháng 04 - Trăng non.


Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra vào lúc 06:14 UTC. Đây là thời gian tốt nhất của tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà và các cụm sao do không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt Trăng.





Ngày 29 tháng 04 - Nhật thực hình khuyên.

Một nhật thực hình khuyên sẽ diễn ra khi Mặt Trăng ở quá xa so với Trái Đất để có thể che khuất toàn bộ Mặt Trời. Điều này sẽ mang lại kết quả là xuất hiện một vòng sáng xung quanh đĩa tối Mặt Trăng. Vầng hào quang của Mặt Trời sẽ không thể nhìn thấy trong quá trình Nhật thực hình khuyên. Đường đi của Nhật thực này sẽ bắt đầu ngoài khơi Nam Phi và di chuyển băng qua Nam Cực đến bờ biển phía đông nước Úc. (Bản đồ và thông tin từ NASA)




Ngày 05, 06 tháng 05 - Mưa sao Băng Eta Aquarids.

Eta Aquarids là một trận mưa sao băng trên trung bình, với khoảng 60 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Phần lớn sao băng được nhìn thấy ở bán cầu Bắc. Tại bán cầu Nam, tần suất chỉ ở khoảng 30 sao băng một giờ. Trận mưa sao băng này được cho là xuất phát từ tàn dư bụi để lại của sao chổi Halley, được phát hiện và quan sát từ thời cổ đại. Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 19 tháng 04 đến ngày 28 tháng 05. Cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 05 rạng sáng ngày 06 tháng 05. Trăng non bán nguyệt sẽ lặn ngay sau nửa đêm để lại bầu trời khá tối cho phép chúng ta có thể nhìn thấy các sao băng mờ. Thời gian quan sát tốt nhất là tại khu vực tối, thoáng đãng và sau nửa đêm. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Aquarius (Bảo Bình), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.

Ngày 10 tháng 05 - Sao Thổ ở vị trí xung đối.

Hành tinh bao quanh bởi vành đai lớn này sẽ tiến đến vị trí gần Trái Đất nhất và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng từ Mặt Trời. Đây là thời gian tốt nhất để quan sát và chụp ảnh Sao Thổ và các vệ tinh của nó. Một chiếc kính thiên văn kích thước trung bình sẽ cho phép bạn nhìn thấy vành đai và các mặt trăng sáng nhất của Sao Thổ.






Ngày 10 tháng 05 - Ngày Thiên văn học lần 1.

Ngày thiên văn học là một sự kiện thường niên nhằm mang lại cơ hội gặp gỡ giữa công chúng và những người đam mê thiên văn học, các nhóm và các chuyên gia về lĩnh vực này. Chủ đề của ngày thiên văn học là "Mang thiên văn học đến với mọi người", và vào ngày này các câu lạc bộ thiên văn học và các tổ chức khác khắp nơi trên thế giới sẽ tổ chức các sự kiện hưởng ứng. Bạn có thể tìm các sự kiện đặc biệt bằng các liên hệ với các câu lạc bộ thiên văn học tại khu vực của mình. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm thấy nhiều thông tin về Ngày thiên văn học bằng cách truy cập các trang web về vật lý thiên văn.


Ngày 14 tháng 05 - Trăng tròn.

Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra lúc 19:16 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi "Full Flower Moon", bởi vì đây là thời điểm của năm khi mà các loài hoa Mùa Xuân đua nhau nở. Tuần trăng này cũng còn được gọi là "Full Corn Planting Moon", và "The Milk Moon".




Ngày 28 tháng 05 - Trăng non.

Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra vào lúc 18:40 UTC. Đây là thời gian tốt nhất của tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà và các cụm sao do không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt Trăng.








Ngày 07 tháng 06 - Giao hội giữa Mặt Trăng và Sao Hỏa.

Mặt Trăng sẽ đi ngang cách Sao Hỏa chưa đến 2 độ trên bầu trời đêm. Mặt Trăng khuyết sẽ có độ sáng biểu kiến -12.2 và Sao Hỏa với độ sáng biểu kiến -0.8. Hãy tìm hai vật thể này trên bầu trời phía Tây ngay sau khi Mặt Trời lặn. Cặp đôi này sẽ hiện diện trên bầu trời đêm khoảng 6 giờ.






Ngày 13 tháng 06 - Trăng tròn.

Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra lúc 04:11 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi "Full Strawberry Moon", bởi vì nó báo hiệu thời điểm thu hoạch trái cây chín. Tuần trăng này cũng còn được gọi là "Full Rose Moon", và "Full Honey Moon".





Ngày 21 tháng 06 - Hạ chí.


Hạ chí sẽ diễn ra lúc 10:51 UTC. Cực Bắc của Trái Đất sẽ nghiêng về phía Mặt Trời. Mặt Trời sẽ chiếu thẳng trên đường chí tuyến Bắc tại 23.44 Vĩ độ Bắc. Đây là ngày đầu tiên của Mùa Hè ở bán cầu Bắc và là ngày đầu tiên của Mùa Đông ở bán cầu Nam.





Ngày 27 tháng 06 - Trăng non.

Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra vào lúc 08:08 UTC. Đây là thời gian tốt nhất của tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà và các cụm sao do không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt Trăng.







Ngày 12 tháng 07 - Trăng tròn.


Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra lúc 11:25 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi "Full Buck Moon", bởi vì loài hươu đực sẽ bắt đầu phát triển gạc mới vào thời điểm này của năm. Tuần trăng này cũng còn được gọi là "Full Thunder Moon", và "Full Hay Moon".




Ngày 26 tháng 07 - Trăng non.

Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra vào lúc 22:42 UTC. Đây là thời gian tốt nhất của tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà và các cụm sao do không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt Trăng.








Ngày 28, 29 tháng 07 - Mưa sao băng Delta Aquarids.

Delta Aquarids là một trận mưa sao băng trung bình, với khoảng 20 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Trận mưa sao băng này được cho là xuất phát từ tàn dư bụi để lại của sao chổi Marsden and Kracht. Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 12 tháng 07 đến ngày 23 tháng 08. Cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 28 rạng sáng ngày 29 tháng 07. Đây là cơ hội tốt nhất để quan sát trận mưa sao băng này bởi vì Trăng lưỡi liềm mỏng sẽ lặn sớm trong buổi tối để lại bầu trời tối cho phép chúng ta có thể nhìn thấy các sao băng mờ. Thời gian quan sát tốt nhất là tại khu vực tối, thoáng đãng và sau nửa đêm. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Aquarius (Bảo Bình), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.

Ngày 10 tháng 08 - Trăng tròn.


Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra lúc 18:09 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi "Full Sturgeon Moon", bởi vì loài cá tầm của hồ lớn Great Lakes và các hồ khác sẽ dễ dàng đánh bắt vào thời điểm này của năm. Tuần trăng này cũng còn được gọi là "Green Corn Moon", và "The Grain Moon". Đây cũng là thời điểm Trăng tròn ở gần Trái Đất nhất và lớn nhất năm. Một sự kiện hằng năm được biết đến với tên gọi "Siêu Trăng" qua giới truyền thông. Sự thật thì Mặt Trăng chỉ hơi lơn hơn và sáng hơn so với bình thường một chút và phần lớn mọi người không thật sự nhận ra sự khác biệt.


Ngày 12, 13 tháng 08 - Mưa sao băng Perseids.

Đây là trận mưa sao băng lớn nhất năm và đáng để chờ đợi, với tần suất lên đến 60 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Các sao băng Perseids có nguồn gốc từ tàn dư sao chổi Swift-Tutle, được phát hiện năm 1862. Perseids nổi tiếng vì có nhiều sao băng sáng trên bầu trời. Cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 12 rạng sáng ngày 13 tháng 08. Mặt Trăng khuyết sẽ cản trở chúng ta nhìn thấy một số sao băng năm nay, nhưng mưa sao băng Perseids rất sáng và nhiều mang lại một đêm quan sát tốt. Thời gian quan sát tốt nhất là tại khu vực tối, thoáng đãng và sau nửa đêm. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Perseids (Anh Tiên), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.

Ngày 18 tháng 08 - Giao hội giữa Sao Kim và Sao Mộc.

Giao hội là một sự kiện hiếm hoi khi mà hai hoặc nhiều vật thể xuất hiện rất gần nhau trên bầu trời đêm. Hai hành tinh sáng sẽ đến gần với nhau, cách nhau chỉ một phần tư độ, trên bầu trời sáng sớm. Ngoài ra, cụm sao hình tổ ong thuộc chòm sao Cancer (Cự Giải) sẽ chỉ cách hai hành tinh này đúng 1 độ. Hãy tìm về hướng Đông ngay trước khi Mặt Trời mọc.




Ngày 25 tháng 08 - Trăng non.


Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra vào lúc 14:13 UTC. Đây là thời gian tốt nhất của tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà và các cụm sao do không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt Trăng.








Ngày 29 tháng 08 - Sao Hải Vương ở vị trí xung đối.


Hành tinh khổng lồ màu xanh này sẽ ở vị trí gần Trái Đất nhất và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời. Đây là thời gian tốt nhất để quan sát và chụp ảnh Sao Hải Vương. Do khoảng cách rất xa của hành tinh này, Sao Hải Vương chỉ hiện ra như là một chấm xanh trong những chiếc kính thiên văn mạnh nhất.






 Ngày 09 tháng 09 - Trăng tròn.


Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra lúc 01:38 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi "Full Corn Moon" bởi vì ngô được thu hoạch vào thời gian này của năm. Tuần Trăng này cũng còn được gọi là "Havest Moon". "Havest Moon" là lần Trăng tròn diễn ra gần với thu phân nhất.



Ngày 23 tháng 09 - Thu phân.


Thu phân diễn ra vào lúc 02:29 UTC. Mặt Trời sẽ chiếu thẳng trên đường xích đạo và thời gian ngày và đêm sẽ gần như bằng nhau tại mọi nơi trên thế giới. Đây cũng là ngày đầu tiên của Mùa Thu tại bán cầu Bắc và là ngày đầu tiên của mùa Xuân tại bán cầu Nam.






Ngày 24 tháng 09 - Trăng non.


Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra vào lúc 06:14 UTC. Đây là thời gian tốt nhất của tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà và các cụm sao do không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt Trăng.






Ngày 04 tháng 10 - Ngày Thiên văn học lần 2.

Ngày thiên văn học là một sự kiện thường niên nhằm mang lại cơ hội gặp gỡ giữa công chúng và những người đam mê thiên văn học, các nhóm và các chuyên gia về lĩnh vực này. Chủ đề của ngày thiên văn học là "Mang thiên văn học đến với mọi người", và vào ngày này các câu lạc bộ thiên văn học và các tổ chức khác khắp nơi trên thế giới sẽ tổ chức các sự kiện hưởng ứng. Bạn có thể tìm các sự kiện đặc biệt bằng các liên hệ với các câu lạc bộ thiên văn học tại khu vực của mình. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm thấy nhiều thông tin về Ngày thiên văn học bằng cách truy cập các trang web về vật lý thiên văn.


Ngày 07 tháng 10 - Sao Thiên Vương ở vị trí xung đối.

Hành tinh màu lục - lam này sẽ ở vị trí gần với Trái Đất nhất và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời. Đây là thời gian tối nhất để quan sát Sao THiên Vương. Bởi vì khoảng cách rất xa của nó, Sao Thiên Vương chỉ hiện ra như là một chấm mà lục - lam trong những chiếc kính thiên văn mạnh nhất.






Ngày 08 tháng 10 - Trăng tròn.


Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra lúc 10:51 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi "Full Hunters Moon" bởi vì thời gian này lá mùa thu rụng và là thời điểm thuận lợi cho việc săn bắn. Tuần Trăng này cũng còn được gọi là "The Travel Moon" và "The Blood Moon".




Ngày 08 tháng 10 - Nguyệt thực toàn phần.

Một Nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra khi Mặt Trăng hoàn toàn đi ngang qua vùng bóng tối của Trái Đất. Trong suốt quá trình Nguyệt thực này, Mặt Trăng sẽ dần dần bị tối đi và sau đó chuyển sang màu đỏ máu. Nguyệt thực sẽ quan sát được tại hầu hết Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Á và châu Úc. (Bản đồ và thông tin từ NASA)





 Ngày 08, 09 tháng 10 - Mưa sao băng Draconids.

Draconids là một trận mưa sao băng nhỏ với tần suất chỉ 10 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Draconids có nguồn gốc từ tàn dư bụi để lại bởi sao chổi 21P Giacobini-Zinner, được phát hiện năm 1900. Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 10 và cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 08 rạng sáng ngày 09. Thật không may, ánh sáng rực rỡ của Trăng Tròn sẽ cản trở chúng ta quan sát những ngôi sao băng mờ. Nếu bạn thực sự kiên nhẫn, bạn có thể bắt được một vài ngôi sao băng sáng. Thời gian quan sát tốt nhất là tại khu vực tối, thoáng đãng và sau nửa đêm. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Draco (Thiên Long), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.


Ngày 21, 22 tháng 10 - Mưa sao băng Orionids.

Orionids là một trận mưa sao băng trung bình với tần suất 20 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Orionids có nguồn gốc từ tàn dư bụi để lại bởi sao chổi Halley, được phát hiện từ thời cổ đại. Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 02 tháng 10 đến ngày 07 tháng 11 và cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 21 rạng sáng ngày 22. Năm nay là năm tuyệt vời để quan sát Orionids bởi vì sẽ không có Mặt Trăng can thiệp vào. Thời gian quan sát tốt nhất là tại khu vực tối, thoáng đãng và sau nửa đêm. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Orion (Thợ Săn), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.


Ngày 23 tháng 10 - Trăng non.


Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra vào lúc 21:57 UTC. Đây là thời gian tốt nhất của tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà và các cụm sao do không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt Trăng.




Ngày 23 tháng 10 - Nhật thực một phần.

Nhật thực một phần diễn ra khi Mặt Trăng che khuất chỉ một phần của đĩa Mặt Trời, đôi khi giống như vết cắn vào một chiếc bánh. Nhật thực một phần chỉ có thể quan sát an toàn với một chiếc kính lọc Mặt Trời chuyên dụng hoặc quan sát thông qua bóng phản xạ của Mặt Trời. Nhật thực một phần lần này sẽ xuất hiện tại hầu hết Bắc và Trung Mỹ. (Bản đồ và thông tin từ NASA).




Ngày 05, 06 tháng 11 - Mưa sao băng Taurids.

Taurids là một trận mưa sao băng nhỏ từ lâu với tần suất chỉ khoảng 5 - 10 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Thường thì trận mưa sao băng này chia làm hai phần riêng biệt. Phần đầu là tàn dư bụi của tiểu hành tinh 2004 TG10. Phần thứ hai bắt nguồn từ các mảnh vụn để lại của sao chổi 2P Encke. Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 07 tháng 09 đến ngày 10 tháng 12 và cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 05 rạng sáng ngày 06 tháng 11. Thật không may là Trăng tròn năm nay sẽ chăn cản tất cả ngoại trừ những sao băng sáng nhất. Nếu bạn thực sự kiên nhẫn, bạn có thể bắt được một vài ngôi sao băng sáng. Thời gian quan sát tốt nhất là tại khu vực tối, thoáng đãng và sau nửa đêm. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Taurus (Kim Ngưu), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.

 Ngày 06 tháng 11 - Trăng tròn.


Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra lúc 22:23 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi "Full Beaver Moon" bởi vì thời gian này là thời điểm thuận lợi để bẫy Hải Ly trước khi các đầm lầy và sông đóng băng. Tuần Trăng này cũng còn được gọi là "The Frosty Moon" và "The Hunter's Moon".




Ngày 12, 18 tháng 11 - Mưa sao băng Leonids.

Leonids là trận mưa sao băng trung bình với tần suất 15 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Leonids đặc biệt bởi vì cao điểm của nó lặp lại sau mỗi 33 năm khi mà xuất hiện đến hàng trăm sao băng mỗi giờ. Lần cao điểm gần nhất đã diễn ra năm 2001. Leonids có nguồn gốc từ tàn dư bụi để lại bởi sao chổi Tempel-Tuttle, được phát hiện năm 1865. Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 06 - 30 tháng 11 và cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 17 rạng sáng ngày 18. Mặt Trăng lưỡi liềm không là vấn đề đối với Leonids năm nay. Bầu trời sẽ tối đủ để có một đêm quan sát tốt. Thời gian quan sát tốt nhất là tại khu vực tối, thoáng đãng và sau nửa đêm. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Leo (Sư Tử), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.

Ngày 22 tháng 11 - Trăng non.


Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra vào lúc 12:32 UTC. Đây là thời gian tốt nhất của tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà và các cụm sao do không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt Trăng.




 Ngày 06 tháng 12 - Trăng tròn.


Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra lúc 12:27 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi "Full Cold Moon" bởi vì thời gian này Không khí lạnh của Mùa Đông ngập tràn và đêm sẽ trở nên dài và tối. Tuần Trăng này cũng còn được gọi là "Moon Before Yule" và "Full Long Nights Moon".



Ngày 13, 14 tháng 12 - Mưa sao băng Geminids.

Geminids là vua của các trận mưa sao băng! Nhiều người cho rằng nó là trận mưa sao băng tốt nhất trên bầu trời, với tần suất lên đến 120 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Geminids có nguồn gốc từ tàn dư bụi để lại bởi tiểu hành tinh 3200 Phaethon, được phát hiện năm 1982. Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 07 - 17 tháng 12 và cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 13 rạng sáng ngày 14. Mặt Trăng khuyết sẽ sẽ làm biến mất một vài sao băng Giminids năm nay, nhưng Geminids rất sáng và rất nhiều nên nó vẫn là một trận mưa sao băng tốt để quan sát. Thời gian quan sát tốt nhất là tại khu vực tối, thoáng đãng và sau nửa đêm. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Gemini (Song Tử), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.

Ngày 21 tháng 12 - Đông chí.

Đông chí diễn ra lúc 23:03 UTC. Cực nam của Trái Đất sẽ nghiêng về phía Mặt Trời. Mặt Trời sẽ chiếu thẳng trên đường chí tuyến Nam tại 23.44 vĩ độ Nam. Đây là ngày đầu tiên của Mùa Đông ở bán cầu Bắc, và là ngày đầu tiên của Mùa Hè ở bán cầu Nam.






Ngày 22 tháng 12 - Trăng non.


Mặt Trăng sẽ nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và sẽ không nhìn thấy được từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra vào lúc 01:36 UTC. Đây là thời gian tốt nhất của tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà và các cụm sao do không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt Trăng.




Ngày 22, 23 tháng 12 - Mưa sao băng Ursids.

Ursids là một trận mưa sao băng nhỏ với tần suất chỉ khoảng 5 - 10 sao băng một giờ tại cực đỉnh. Draconids có nguồn gốc từ tàn dư bụi để lại bởi sao chổi Tutle, được phát hiện năm 1790. Trận mưa sao băng diễn ra hằng năm từ ngày 17 - 25 tháng 12 và cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm ngày 22 rạng sáng ngày 23. Năm nay là cơ hội tốt nhất để quan sát trận mưa sao bawgn này bởi sẽ không có ánh trăng nào làm ảnh hưởng để buổi quan sát. Thời gian quan sát tốt nhất là tại khu vực tối, thoáng đãng và sau nửa đêm. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Ursa Minor (Gấu Nhỏ), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.

Dịch bởi: Phan Thanh Hiền - DAC.
Lịch thiên văn 2014 Lịch thiên văn 2014 Reviewed by Unknown on Thứ Tư, tháng 1 01, 2014 Rating: 5

Không có nhận xét nào

Đăng ký thành viên