Bầu trời tháng 6/2011
Hướng dẫn quan sát các chòm sao, các hành tinh, các vật thể và các sự kiện diễn ra trên bầu trời đêm tháng 6/2011.
Những hành tinh vào tháng 6
Sau khi đêm xuống, hãy tìm Sao Thổ đang mọc cao trên bầu trời phía Tây Nam. Và hành tinh đeo khuyên này tiếp tục tô điểm thêm cho bầu trời tháng 6 cho đến sáng sớm.
Còn Sao Mộc xuất hiện ở phía Đông ngay trước bình minh.
Những chòm sao tháng 6 và vật thể xa
Hãy hướng cái nhìn của bạn lên bầu trời để tìm 4 chòm sao đặc biệt.
Đầu tiên là chòm Bootes, có tên tiếng Việt là Mục Phu. Ngôi sao sáng nhất chòm là Arcturus (đồng thời là ngôi sao sáng thứ 4 trên bầu trời đêm). Ta có thể xác định đc ngôi sao này bằng cách kéo dài đường cong (cái cán gàu) của chòm Bắc Đẩu, nó sẽ dẫn bạn đến với Arcturus.
Một điều thú vị là trong chòm Bootes, sao Epsilon Bootis là một ngôi sao đôi với một ngôi màu cam nhạt và một ngôi màu xanh. Sự tương phản màu sắc này đã tạo nên điều ấn tượng cho người quan sát. Và nếu trời trong, bạn có thể quan sát chúng bằng ống nhòm.
Bên trái Bootes là chòm Corona Borealis (Vương Miện Phương Bắc). Các ngôi sao của chòm này ko đc sáng lắm nên chỉ có thể thấy đc chúng trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Theo truyền thuyết thì đây là chiếc vương miện mà thần Dionysus tặng cho công chúa Adriane (con của vua đảo Crete) trong ngày cưới.
Chòm sao Hercules chiếm một diện tích khá rộng trên thiên cầu Bắc mặc dù những ngôi sao của nó khá mờ nhạt. Nó nằm ngay kề bên Lyra và Draco. Vào thời gian này trong năm, bạn có thể xác định được nó khá dễ dàng nhờ vào tâm của chòm sao là một hình vuông hơi lệch. Trong chòm này còn có 2 cụm sao là M13 và M92.
Draco là một chòm sao dài, uốn lượn với những ngôi sao hơi mờ. Vào những đêm mùa hè (chính thời gian này), trời trong, bạn có thể dễ dàng thấy nó hiện lên trên bầu trời phía Bắc. Nó có hình dạng gồm một cái đầu với 4 ngôi sao lập thành hình một tứ giác, và toàn bộ thân của con rồng trải dài lượn qua giữa 2 chòm sao nổi tiếng là Ursa Major và Ursa Minor (Gấu Lớn và Gấu Nhỏ).
Sự kiện thiên văn
Tháng 6 này có một hiện tượng thiên văn rất đáng chú ý, đó là Nguyệt Thực toàn phần diễn ra vào rạng sáng ngày 16/6/2011. Các bạn xem thêm tại đây.
Nguồn: http://hubblesite.org
Dịch bởi Đỗ Thị Phương Thảo - PAC
Bầu trời tháng 6/2011
Reviewed by Unknown
on
Thứ Tư, tháng 6 01, 2011
Rating:
Không có nhận xét nào